Thứ Tư, 17 tháng 10, 2007

Rượu vang và sức khỏe

Thỉnh thoảng tôi vẫn có cái thú vui được ngồi uống rượu với anh em văn nghệ sĩ và cựu quân nhân. Các vị này uống rất hào, đúng là “tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu”. Gặp được bạn tâm giao cùng uống, cổ nhân coi ngàn chén còn là ít thì lũ chúng ta có xá gì dăm bảy chai whisky hay cognac mà không cạn hết cho đời lên men!
Tuy nhiên cái lối uống đó rất không nên. Họ khuyến thúc nhau, thi đua nhau uống thật nhiều, thật mau bằng những tiếng dzô, dzô đầy hào hứng. Dzô tức là phải nốc một hơi cạn chén. Uống càng nhiều càng chứng tỏ mình là tay tửu lượng cao, và càng được bạn bè nhìn bằng con mắt thán phục. Uống như thế thì có vẻ giống tác phong của những tay hào khách giang hồ cỡ Kiều Phong hay Lệnh Hồ Xung thật đấy, nhưng rất có hại cho sức khỏe. Cháy gan, lủng bao tử là cái chắc.

Chúng ta biết rằng gan là bộ phận có chức năng gạn lọc và loại trừ những độc tố trong đồ ăn thức uống trước khi chúng thấm nhập vào dòng máu. Nhưng gan cần phải có đủ thì giờ mới có thể làm được công việc đó một cách hữu hiệu. Nếu ta uống rượu từ từ, vừa uống vừa nhấm nháp hương thơm vị đượm của ly rượu một cách khoan thai, nhất là có kèm theo một vài món ăn, thì chất alcohol trong rượu vừa ngấm vào cơ thể là đã được buồng gan đốt đi phần lớn. Lượng alcohol còn lại chỉ vừa đủ để làm ta say một cách nhẹ nhàng thoải mái. Tửu hứng vừa đủ như vậy sẽ cho ta cảm giác lâng lâng thích thú, sảng khoái yêu đời, câu chuyện tán dóc với bạn bè cũng trở thành ý nhị đậm đà hơn.

Trái lại, nếu ta dzô dzô một lúc dăm bảy ly rượu mạnh đại khái như cognac, whisky hay bourbon, loại nào cũng có nồng độ alcohol từ 80 đến 90 độ proof, tức khoảng 40% hoặc 45% cồn nguyên chất, ta sẽ cảm thấy trời đất quay cuồng, mặt mày choáng váng, nôn nao khó chịu. Lý do là vì gan đốt không kịp nên một khối lượng rượu quá lớn thâm nhập được vào dòng của máu ta rồi tác động lên não bộ, khiến cho ta không còn tỉnh táo nữa. Khi lượng ruợu trong máu lên tới mức 0.1 thì những khả năng trí tuệ như nhận thức, suy luận, phán đoán, phân tích v.v... đều bị lệch lạc hoặc suy giảm. Nếu ta lái xe vào lúc đó, ta sẽ rất dễ gây tai nạn. Chính vì vậy mà luật lệ ở hầu khắp các tiểu bang trên nước Mỹ đều quy định rằng nếu một người lái xe bị cảnh sát chận lại và khám phá thấy là lượng rượu trong máu của người đó lên tới mức 0.08 thì không cần biết khả năng trí tuệ có suy giảm hay không, người đó vẫn bị kết án về tội say rượu lái xe và có thể bị rút bằng lái.

Khổ một nỗi là trong những bữa nhậu của đám anh em “hào khách giang hồ”, chúng ta thường có khuynh hướng uống cho đã, rồi lại còn thách đố nhau cạn hết ly này đến chén khác để xem tửu lượng ai cao hơn. Vào những dịp được anh em rủ rê uống thi đua như vậy, tôi thường tuyên bố thua cuộc ngay từ lúc mới bắt đầu. Tôi vẫn phải mượn mấy câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến để tự mô tả cái tửu lượng yếu kém của mình:

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy
Ðộ dăm ba chén đã say nhè !

Thực ra, theo quan niệm của tôi thì chúng ta uống rượu phần chính là để thưởng thức hương vị thơm ngon của rượu chứ không bao giờ nên uống cho say nhè. Uống mà đến nỗi không còn phân biệt được rượu ngon hay rượu dở, nốc ly ruợu vào chỉ cảm thấy đắng ngắt trong miệng, sáng hôm sau thức dậy vẫn còn bị đầu nhức mắt hoa, ngây ngất khó chịu cả ngày thì còn gì là thú vị nữa!

May mắn thay, cái khuynh hướng chung ở nước Mỹ này cũng như trong giới “hào khách giang hồ” của chúng ta trong vòng vài chục năm qua là giảm bớt mức tiêu thụ rượu mạnh và chuyển sang thưởng thức rượu vang. Mới đây, nhân một chuyến đi thăm các nhà làm rượu nổi tiếng tại Napa Valley rồi tình cờ ghé lại tiệm Quảng Ðà ở San Jose vào một buổi tối, tôi đã rất vui khi được gặp lại mấy người bạn cũ ở đó sau nhiều năm xa cách. Ðiều khiến tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú là thấy các vị này đang quây quần nhậu nhẹt bên mấy chai vang đỏ chứ không phải Cognac hay Whisky như thông lệ. Họ kéo ngay tôi vào bàn tiệc rót rượu mời uống và ca ngợi rượu vang California hồi này ngon không kém gì rượu Pháp.

Ðây là một sự kiện rất đáng mừng bởi vì rượu vang là một thứ đồ uống tuyệt hảo, thơm ngon, đậm đà mà lại nhẹ nhàng bổ ích cho cơ thể. Lượng alcohol của nó chỉ vào khoảng từ 11% cho đến 14%, so với rượu mạnh là từ 40% cho đến 45%. Do đó, nếu ta có vui bạn vui bè mà quá chén nhậu hết nửa chai rượu vang thì cũng không đến nỗi say lắm, nhưng nốc vào nửa chai ruợu mạnh thì tai hại là cái chắc.

Rượu vang - nếu uống một cách điều độ, vừa phải, tức là không quá 3 ly cỡ 4 ounces cho đàn ông và 2 ly cho đàn bà mỗi ngày, lại còn có lợi cho sức khỏe của ta nữa. Ký giả truyền hình nổi tiếng Morley Safer, người phụ trách chương trình 60 Minutes được rất nhiều khán giả theo dõi trên đài CBS, nhân một chuyến đi nghỉ hè ở miền núi Pyrenees bên Pháp vào năm 1991, đã quan sát thấy một hiện tượng nghịch lý mà ông gọi là “The French Paradox”. Ông nhận thấy là dân chúng địa phương - phần lớn sống bằng nghề chăn nuôi gà vịt và sản xuất foie gras, tức là gan béo lấy từ những con vịt hoặc con ngỗng được nuôi cho thật mập nên thức ăn hằng ngày của họ cũng chứa rất nhiều chất béo, chất cholesterol. Những thứ này một khi được đưa vào cơ thể thì dễ đọng lại trong các mạch máu, làm tắc nghẽn sự tuần hoàn của máu và gây ra rất nhiều chứng bệnh về tim mạch, đôi khi đưa tới những cơn đột quỵ.

Mở rộng tầm quan sát ra xa hơn nữa, Morley Safer thấy rằng dân chúng Pháp nói chung tiêu thụ rất nhiều bơ, sữa, fromage, paté, saucisse, thịt mỡ, v.v.. Khối lượng chất béo xấu, thuộc loại saturated fat mà họ ăn vào bụng nhiều gấp 3 lần khối lượng tiêu thụ ở Mỹ. Ấy thế mà tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch và chết vì đột quỵ ở Pháp lại chỉ bằng 1/3 so với dân Mỹ. Tại sao lại có tình trạng nghịch lý như vậy?

Vốn là một ký giả chuyên điều tra những chuyện ly kỳ bí ẩn, Morley Safer bèn mở cuộc nghiên cứu để tìm hiểu xem nguyên nhân nào đã giúp cho dân Pháp sống khỏe mạnh và sống lâu là đằng khác bất chấp những đồ ăn độc hại đó. Sau khi tham khảo ý kiến của các nhà dinh dưỡng, các bác sĩ chuyên về tim mạch, và thâu thập các dữ kiện về lối sống cũng như chế độ ăn uống của dân chúng ở cả 2 nước, ký giả Safer báo cáo trong một chương trình 60 Minutes vào tháng 11 năm 1991 rằng ngoài một vài nguyên nhân phụ như dân Pháp vận động nhiều hơn, ít ngồi một chỗ coi TV hơn, thì nguyên nhân chính là vì dân Pháp uống rượu vang một cách thường xuyên và đều đặn, nhất là rượu vang đỏ.

Kể từ hồi đó, các chuyên gia nghiên cứu của những cơ sở có uy tín như trường đại học Harvard, trường đại học Johns Hopkins, v.v... tiếp tục đưa ra thêm nhiều kết quả mới, chứng tỏ sự liên hệ giữa việc uống rượu vang vừa phải và những lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn, họ tìm thấy rằng những người uống ruợu vang đều đặn từ 1 đến 6 ly mỗi tuần lễ được giảm bớt nguy cơ bị lên cơn đau tim đến 25%, và giảm bớt nguy cơ bị đột quỵ đến 34% so với những người không uống ruợu. Họ cũng thấy rằng các hợp chất trong rượu vang như phenolic compounds, flavonoids, tannin... là những chất anti-oxidants có khả năng chống lão hóa. Các hóa chất khác trong rượu vang có thể đưa tới việc chữa trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt, làm chậm bớt sự chai cứng động mạch và giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường.

Trong cuộc Hội Nghị Quốc Tế lần thứ nhì về mối liên hệ giữa ruợu vang và sức khỏe của hệ thống tim mạch, với sự tham dự của gần 150 bác sĩ và chuyên gia nghiên cứu từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, được diễn ra trong 4 ngày tại Nam California hồi tháng 2 năm 2004, một thông điệp chung đã được đưa ra, đó là: “Các y sĩ nên bắt đầu phổ biến cho công chúng biết rằng việc uống rượu vang vừa phải và đều đặn có thể đem lại những lợi ích lớn lao cho sức khỏe.” Họ nêu ra một loạt những công trình thử nghiệm trong vòng mười mấy năm qua, mà kết quả đã chứng tỏ là uống rượu vang một cách điều độ có thể giúp ngăn chặn được những cơn đột quỵ, giảm bớt nguy cơ bị một số bệnh ung thư và nhiều chứng bệnh khác, đặc biệt là bệnh về tim mạch.

Ông Tedd Goldfinger, giám đốc Sáng Hội Vùng Sa Mạc Bảo Vệ Sức Khỏe Của Trái Tim (The Desert Heart Foundation) ở Tucson, Arizona nói: “Hiện có một sự bột phát các cuộc khảo cứu mới, cho thấy những ích lợi được chứng minh rõ rệt của rượu vang. Các bác sĩ cần phải thông báo những điều này cho bệnh nhân của họ được biết.” Vào cuối cuộc hội nghị, bác sĩ Donald Thomas, một chuyên gia về bệnh suyễn và đường hô hấp ở Maryland, cho biết: “Với những kết quả vừa được công bố, tôi sẽ cảm thấy vững tâm thoải mái hơn khi khuyến nghị các bệnh nhân của tôi nên uống rượu vang một cách vừa phải và đều đặn.”

Nếu liệt kê ra đây tất cả những cuộc nghiên cứu của các học viện có uy tín, chứng tỏ sự lợi ích cho sức khỏe do rượu vang đem lại thì bài viết này sẽ dài quá cỡ. Ðể kết luận, ta chỉ cần nhớ rằng nếu ta thay đổi lối uống từ kiểu thi đua dzô dzô những ly rượu mạnh sang việc thưởng thức một vài ly rượu vang cùng với món ăn thích hợp trong những bữa tiệc vui với bằng hữu, ta sẽ gia tăng được sự thích thú và đồng thời còn

3 loại rượu vang Đà lạt được chọn tại hội nghị APEC

Vinh dự không chỉ cho Cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng – LADOFOODS ,mà cho cả người Đàlạt, khi Chính phủ chọn Vang Đàlạt làm thức uống chính thức cho tuần lễ cao cấp APEC 14 diễn ra vào trung tuần tháng 11 năm 2006 tại Hà Nội.

Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng đã tài trợ 1000 chai rượu vang, gồm 03 loại rượu vang cao cấp: Vang Đàlạt đỏ superior, 750ml, Vang Đàlạt trắng Export, 750ml và Vang Đàlạt đỏ premium, 750ml.

Trước đó, vào tháng 10/2006, Vang Đàlạt cũng là sản phẩm tài trợ chính cho hội nghị các bộ Trưởng Du Lịch APEC diễn ra tại Hội An – Quảng nam, trong dịp này Công ty Cổ phần Thực phẩm cũng đã tài trợ 500 chai rượu vang các loại.

Rượu vang

Rượu vang là một loại thức uống có cồn được lên men từ quả nho hoặc nước quả nho, ngoài ra rượu vang còn có thể được làm từ một số loại trái cây khác. Rượu vang đỏ được lên men từ nho (hoặc trái cây khác) nhưng rượu vang trắng lại lên men từ nước ép quả nho (hoặc nước ép trái cây khác).

Một đặc điểm của rượu vang là lên men từ trái cây và không qua chưng cất. Nồng độ rượu dao động từ 8-18 độ. Nếu trên nồng độ này thì nhà sản xuất đã phải cho thêm rượu vào để làm giàu rượu.

Phú Quốc người ta sản xuất rượu vang bằng trái sim rất ngon, mùi vị của sim lại rất hợp với hải sản.

Vodka Quốc Tửu

Quốc Tửu là loại rượu Mễ Tửu (rượu gạo) hảo hạng kết hợp kỹ thuật lên men cổ truyền với phương pháp chưng cất và công nghệ tinh chế hiện đại. Nói đến rượu trắng Việt Nam, không ai không biết đến các loại rượu nổi tiếng như đặc trưng các vùng miền.

Miền Núi thường làm rượu từ gạo nếp nương sử dụng men lá như rượu San Lùng, Bắc Hà (Lào Cai), Mẫu sơn (Lạng Sơn), Rượu Cần (Hòa Bình)…, đặc trưng đồng bằng Bắc bộ có rượu Làng Vân (Bắc Linh), Kim Sơn (Ninh Bình), Nếp Cẩm (Hải Phòng), rượu ngô (Thái Nguyên); miền Trung có rượu Bầu Đá (Bình Định), Kim Long (Quảng Trị), Đá Bạc (Thừa Thiên) và miền Nam có rượu Gò đen (Tây Ninh)...Rượu ngon từ các “Xá” như Nguyên Xá (Thái Bình), Trương Xá (hưng Yên), Quảng Xá (Thanh Hóa).

Hiện nay rượu Vodka trên thị trường có nhiều loại lên men từ Ngũ cốc (Ngô, khoai, sắn, đại mạch…), dư phẩm của công nhiệp đường (gỉ đường, mật mía)…thậm chí có loại rượu rẻ tiền chỉ pha chế đơn thuần từ cồn thực phẩp hoặc nguy hiểm hơn là có loại được pha từ cồn công nghiệp. Đặc điểm của các loại rượu vừa kể trên là có chứa hàm lượng tạp chất cao như Methanol gây độc với thần kinh thi giác, Aldehyd acetic rất độc với thần kinh TƯ, gây đau đầu, các tạp chất khác độc với gan, thận….

Người Việt Nam ta hàng ngày sử dụng “gạo trắng nước trong” để sống, vậy rượu Vodka quốc hồn quốc túy dân tộc phải là rượu gạo. Vodka Quốc Tửu bắt nguồn từ rượu trắng gọi dân dã rượu gạo “Quốc Lủi” hay nghe có vẻ tây là vodka “La chuoi nut”. Vodka Quốc Tửu đi từ nguyên liệu gạo đặc sản đồng bằng Bắc Bộ (Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh…) được lên men theo phương pháp cổ truyền bằng men gạo thuốc Bắc, do đó có mùi thơm đặc trưng.

Rượu được cất nước lần đầu ở nồng độ cồn tiêu chuẩn vào khoảng 55 o và được hạ thổ trong các chum sành chôn dưới đất trong vòng 1 tháng. Sau đó rượu lại được lấy lên và cất lần thứ hai, có độ cồn vào khoảng 70o, rượu lại được để ổn định tự khử tạp trong vòng 10 ngày ở nhiệt độ không quá 20oC. Rượu cất lần thứ ba trong tháp cất thu được sản phẩm tinh chất rượu cao cấp có độ cồn vào khoảng 90 – 95o, rượu tinh chất lại được để tự ổn định trong vòng 10 ngày ở nhiệt độ không quá 20oC. Sau đó rượu được hòa với nước tinh khiết thu được sản phẩm có độ cồn tiêu chuẩn 39,5o. Sản phẩm được hạ thổ và ồn định trong 6 tháng ở nhiệt độ không quá 20oC trước khi lọc và đóng chai. Rượu vodka Quốc Tửu thơm ngon, êm dịu làm say đắm lòng người. Rượu vodka Quốc Tửu uống đặc biệt ngon khi được ướp lạnh, dùng với đồ hải sản…

Bã rượu nho có thể kháng khuẩn



Đó là kết quả từ cuộc thử nghiệm do các nhà khoa học tại Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đối với hai loại nho cùng với 14 loại vi khuẩn thông thường có thể gây ngộ độc thức ăn hoặc các căn bệnh nghiêm trọng.

Bã nho có thể kháng lại 2 loại vi khuẩn thông thường như E.coli - có trong thức ăn chưa nấu chín có khi dẫn đến nguy hiểm chết người và Staphylococcus vàng, vốn có thể gây nhiều bệnh da liễu. Bã nho cũng có tác dụng diệt rệp và có thể dùng để bảo quản thức ăn khỏi vi khuẩn hoặc làm dấm. Ngoài ra, bã nho dùng kèm trong khẩu phần ăn có thể giảm được nguy cơ sức khỏe kém.

Số phận và chai rượu Vodka

143 magnify

Số phận, một cuộc sống đã được an bài trước, sông sẽ bị lấp để lấy đất quy hoạch, núi rồi cũng sẽ bị phá để lấy đá dùng vào việc quy hoạch. Bởi vì đấy là số phận. Con người muốn thay đổi vận mạng mà khi chúng ta được sinh ra đã gắn liền ấy phải chăng là vô vọng! Tất cả chúng ta ai cũng có thể tự bản thân tâm niệm được rằng chúng ta vẫn còn một lối thoát, thoát khỏi cuộc sống định mệnh trớ trêu. Tránh xa khỏi hoàn cảnh đang hôn nhau với người yêu quạt trần rơi vào đầu, gãy móng tay, chết. Vào ngày truy điệu cô ấy khóc, chôn chúng ta xong cô ấy nói với thằng bạn thân mình "Sướng quá nó chết rồi, em mừng phát khóc", rồi chúng nó hôn nhau, số nó phải thế. Khát khao để tìm ra lối thoát cho mỗi con người chúng ta giống nhưng tâm trạng bi thương của những người xa xứ sống cuộc sống ly hương, ngày đêm mong mỏi tìm đường về nhà. Chỉ có một con đường, con đường duy nhất, những bước chân đầu tiên trên con đường ấy sẽ vô cùng kham khổ, nhưng khi niềm tin trở nên dạt dào thì con đường ấy ta không còn phải bước, vì nó thành thang máy rồi. Tôi gọi lối thoát ấy là Chân lý.

Chân lý đó tồn tại mãi mãi với thời gian nhưng nó đang lẩn trốn, ẩn núp không muốn ai phát hiện ra nó bên trong một cái chai. Chả hiểu nó trốn ai trong khi cái chai đấy trong suốt! Muốn tìm được chân lý chúng ta phải có 30K nếu ở quán, 20K nếu ở hàng nước gần nhà, theo tôi nên ra đại lý chỉ có 17K5 thôi. Cầm cái chai trên tay rồi vặn nắp theo chiều trái sang phải (tay trơn/ướt thì quấn áo vào vặn), rồi cứ thế mà tu từng giọt nồng nàn. Chỉ nửa chai thôi bạn sẽ hiểu thế nào là chân lý. Đạt tới cảnh giới hết chai thứ hai thì bạn không chỉ tự mình điều phối số phận cho riêng bản thân mà còn an bài được cho cả nhân loại nữa. Bạn sẽ là người hùng, bạn biết tất cả mọi thứ. Bạn có thể đọc vanh vách Tứ Thư Ngũ Kinh mặc dù trong cuộc sống bình thường bạn toàn đọc truyện tranh. Khi đã vươn tới đỉnh cao của lối thoát bạn thừa biết Khổng Tử cặp bồ với thân mẫu của Mạnh Tử, vọt xà nên mới sinh ra Mạnh Tử. Bạn sẽ có đủ kiến thức để chửi bất cứ ai là ngu nếu ai đó nói với bạn Khổng Tử và Mạnh Tử không liên quan gì huyết thống. Tất nhiên là bạn đúng, tên giống nhau thế kia mà không bố con thì... bố mày tát chết mẹ mày bây giờ. Số phận của người ta là do bạn phán quyết, lịch sử là cái đinh, bạn có thể viết lên một trang sử hoàn toàn mới.

Số phận dồn nén con người và con người không ai biết trước số phận mình sẽ ra sao. Có người bị quạt trần rơi vào đầu, chết. Người khác thuê phim tươi mát về xem phát hiện ra diễn viên chính là vợ mình, uất quá chết. Người khác nữa thì rất muốn chết, tự tử mấy lần nhưng lại kiên quyết không chết.. Không thể tránh được vận mạng. Thế tại sao không quên nó đi, làm một con người vĩ đại hơn tất cả, tin vào chân lý vì nó là lối thoát. Đến với cảnh giới hai chai, bạn sẽ không còn sợ chết, bạn thừa dũng khí để cầm gậy tầm vông chạy trên chiến trường B, dù cho lúc tỉnh táo bạn chỉ cầm que tre phất cờ cổ vũ những ngày đội tuyển bóng đá Việt Nam thắng lợi. Hai chai, nếu vợ bạn có là diễn viên trong khúc phim bạn xem thì bạn cũng không thể nhận ra được đấy chính là vợ mình, nếu đúng ngày hôm sau ngủ dạy bạn cũng không nhớ gì đâu. Hay bạn đang muốn chết, cứ uống đi, hôm nay không đâm xe chết thì đằng nào cũng chết cả thôi.

Ngụ ngôn có truyện con Chó và chùm Cau. Cau ở trên cao thấy Chó ngày nào cũng lướt khướt hai chai vodka, say mèm, không bao giờ ngỏ lời ong bướm với Cau. Bực quá Cau cố tình rơi xuống đất nằm bên cạnh Chó, được một lúc không thấy Chó phản ứng Cau khóc toáng lên mắng Chó "Anh bị thiến đúng không?". Chó bảo, đấy là số phận của chó nhà, ăn ngon, chủ chiều chuộng vì chúng nó béo và dễ thương. Nuôi vài năm chúng nó còn béo và dễ thương nữa không?

Chế rượu nho – Cơ bản

Cơ bản của phương pháp chế rượu nho tương đối đơn giản: Nho tươi được hái về và đem ép lấy nước dịch.
Dịch thâu được có chứa một số lượng đường có thể lên men cũng như các con men tự nhiên. Với số men này, hoặc thêm vào đó các con men được nuôi thuần giống quá trình lên men bắt đầu! Sản phẩm chính qua quá trình lên men là Ethyl alcohol và CO2. Thông thường quá trình lên men sẽ chấm dứt sau khi lượng đường đã được biến đổi hết hoặc nồng độ cồn quá cao đến nỗi các con men bị chết. Dịch nho bây giờ đã biến thành rượu nho.

Quá trình lên men có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp quan trọng nhất là phương pháp chế rượu nho đỏ, rượu nho trắng, rượu bọt hoặc rượu có nồng độ cao. Tất cả các phương pháp khác chỉ là sự biến đổi của các phương pháp này.

Dịch nho, dù từ loại nho xanh hay nho đỏ đều không có màu. Khi chế rượu nho trắng, vỏ nho và cuống nho được lọc bỏ trước khi cho dịch nho lên men. Vì màu đỏ của nho được chứa trong vỏ của trái nho nên dùng nho đỏ vẫn có thể chế được rượu nho trắng. Phương pháp này được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới, ngay cả tại Pháp vùng Champagne. Ngược lại dùng nho trắng để chế rượu nho đỏ thì không thể được nếu không cho thêm chất màu.

Phương pháp chế rượu nho đỏ khác hơn chế rượu nho trắng. Sau khi ép dịch nho người ta không lọc vỏ nho đem bỏ mà để lại một phần vỏ trong dịch nho suốt quá trình lên men. Trong thời gian lên men này, các chất màu, tannin và hương vị dưới tác dụng của cồn từ từ được rửa ra khỏi vỏ và tan vào trong rượu. Người ta có thể khuấy đều để các chất này có thể được thúc ra nhiều và lẹ hơn!

Rượu nho màu rosé (hơi có màu hồng) cũng được làm từ trái nho đỏ. Tuy nhiên vỏ của nho chỉ được ngâm trong dịch nho một thời gian ngắn. Rất ít khi người ta hoà rượu nhỏ đỏ với rượu nho trắng để tạo loại rượu rosé.

Những yếu tố quan trọng cho chất lượng của rượu nho là loại nho, giống men cũng như các phương pháp vật lý khác như phương pháp chế, các chất cho thêm vào dịch nho, chất lượng của thùng chứa cũng như phương pháp dự trữ.


Nhiệt độ trong lúc lên men có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng. Các loại rượu nho trắng ngày nay được lên men trong môi trường lạnh. Rượu nho đỏ có thể để lên men trong môi trường nóng hơn. Rượu nho trắng thường được lên men ở khoảng từ 9 đến 18°C trong khi rượu nho đỏ người ta cho lên men ở khoảng 20 đến 30°C. Trước khi đóngchai người ta sẽ giảm nhiệt độ của rượu nho đỏ xuống một thời gian để bảo đảm chất lượng của rượu.


Tóm lại: Rượu càng ít bị động thì chất lượng của rượu càng tốt. Có các phương pháp làm tăng chất lượng rượu như mức độ vò nát vỏ của trái nho trước khi lên men. Phương pháp này sẽ quyết định hương vị, màu cũng như lượng tannin của rượu nho đỏ. Nếu để nguyên trái nho mà cho lên men thì rượu sẽ nhẹ và đậm mùi trái cây hơn.

Khi mới lên men xong, các chất lặng đọng dưới đáy thùng cũng có ảnh hưởng đến chất lượng. Người ta thường lắc, rung bình để các chất trong cặn được tiết ra hết. Trước khi dồn chai rượu cần phải được lọc hoặc cho vào máy ly tâm để tách cặn tránh rượu trong chai khỏi bị đục.

Tại các vùng lạnh, người ta thường cho thêm vào dịch nho đường hoặc dịch nho đặc để tăng lượng cồn hoặc vị ngọt của rượu. Tại các vùng ấm nóng, người ta lại phải cho thêm acid để rượu đừng quá nhạt vì thiếu acid.

Trong quá trình lên men, rượu cần có một giai đoạn lên men với loại vi sinh lactobacillus. Ðể bảo đảm quá trình lên men này, người ta phải cho thêm khuẩn lactobacullus vào dịch nho.

Bình chứa có ảnh hưởng đến chất lượng của rượu nho. Các loại bình len men kim loại sẽ bảo đảm mùi vị của rượu không bị lai lạc, trong khi các loại bình chứa bằng gỗ nhỏ, đặc biệt là các loại bình mới sẽ tạo cho rượu nho có một mùi vị riêng biệt hơn.